“Giáo dục là một quá trình được tiến hành một cách tự nhiên, do cá nhân con người tiếp thu được không phải bằng cách lắng nghe các lời nói theo kiểu lý thuyết mà bằng những trải nghiệm dựa trên môi trường thực tiễn” – Dr Maria Montessori”

Triết lý giáo dục Montessori lấy khả năng tự học làm nền tảng cơ sở để phát triển toàn diện các giác quan, thể chất, tri thức, kỹ năng sống cho trẻ. Chú trọng vào việc khai thác tiềm năng sẵn có, không áp đặt trẻ, chỉ quan sát đưa ra gợi ý và hỗ trợ khả năng tự phát triển của trẻ vì bản thân mỗi trẻ từ khi sinh ra vốn đã có khả năng tự học tuyệt vời. Khi người lớn áp đặt, định hướng quá nhiều cho trẻ sẽ khiển trẻ mất đi khả năng tư duy và sự sáng tạo vốn có. Do đó cần tạo môi trường, không gian cho trẻ tự trải nghiệm, khám phá để tự bản thân làm được nhiều điều hơn, phát huy khả năng tự học từ những việc đã trải nghiệm.

Thực hành cuộc sống

Những bài thực hành giúp trẻ phát triển kỹ năng về tinh thần, đạo đức và vận động tinh. Thực hành cuộc sống bao gồm các bài học về rửa tay, quét bụi, quét nhà, rửa chén, cuộn thảm, chuẩn bị bàn ăn, rót hạt, cắt trái cây, tập mặc quần áo… Khi học những bài tập này, trẻ rèn luyện tính tự lập và phát triển khả năng nhận biết bản thân.

Giác quan

5 giác quan được phát triển ở góc thực hành giác quan: ngửi, nếm, chạm, nghe, nhìn. Bằng cách sử dụng các giác quan của mình thông qua các giáo cụ trực quan, trẻ được trải nghiệm thế giới xung quanh. Bằng sự yêu thích tìm tòi, trẻ học và khám phá những điều tuyệt vời xung quanh trẻ mỗi ngày.

Ngôn ngữ

Việc phát triển ngôn ngữ của trẻ bao gồm kỹ năng Đọc, Viết và Nói. Khi học đọc, trẻ sẽ phát triển vốn từ vựng, học diễn tả cảm xúc, nhận biết chữ cái, và phân biện các hình dạng khác nhau. Tiếp đó, trẻ học thực hành với chữ cát, học về các âm chữ khác nhau, sử dụng các hình ảnh và sách. Kỹ năng viết bao gồm việc phát triển vận động tinh, rèn luyện cơ tay chắc khoẻ để có thể cầm bút. Kế đó trẻ sẽ học tô chữ và luyện viết chữ. Để phát triển kỹ năng Nói, trẻ sẽ được đọc sách, được học cách diễn tả suy nghĩ, cảm nhận và bày tỏ cảm xúc. Trường cũng tổ chức các lớp học tiếng Anh giúp trẻ củng cố thêm từ vựng và rèn luyện phát âm.

Toán

Tất cả các hoạt động toán học được thiết kế nhằm phát triển trí tuệ của trẻ. Việc học toán bắt đầu từ cách trẻ sử dụng các giáo cụ cụ thể như cây gậy số, số cát, đồ vật để đếm, xếp hình và các trò chơi toán học tại chỗ khác như nối ghép, phân loại, các phép tính và giá trị.

Văn hoá

Bao gồm các hoạt động về địa lý, lịch sử, khoa học, nghệ thuật. Được thiết kế giúp trẻ tiếp xúc với các kiến thức tự nhiên, khoa học …thông qua các giáo cụ. Trẻ bắt đầu được làm quen với các khái niệm mới và khám phá những điều mới lạ, mở rộng tầm tưởng tượng va trí sáng tạo của trẻ.